
Thủ môn là một trong những vị trí khá nhạy cảm trên sân bóng. Đây chính là người có thể dùng tay để cản phá trong khu vực 16m50. Tuy nhiên ngoài lợi thế này thì thủ môn đặc biệt bị áp đặt rất nhiều điều luật mà nếu như không làm rõ thì rất có thể khiến cho đội bóng gặp tình huống nguy hiểm. Vậy khi nào thủ môn được đá bóng lên? Những quy định áp dụng cho thủ môn trên sân thi đấu 11 người là gì? Hãy cùng Mitom TV tìm hiểu dưới đây.
Khi nào thủ môn được đá bóng lên?

Như chúng ta đã biết trong bóng đá thủ môn là một vị trí vô cùng quan trọng. Bởi đây chính là hàng rào cuối cùng có thể cản phá được những tình huống tấn công của đối thủ. Một thủ môn xuất sắc sẽ giúp cho đội bóng gỡ được nhiều bàn thua trông thấy.
Tuy nhiên trong luật bóng đá thi đấu 11 người trên sân thì thủ môn phải tuân thủ khá nhiều quy định. Thắc mắc xoay quanh việc khi nào thủ môn được đá bóng lên cũng được rất nhiều người quan tâm. Đối với những tình huống bóng chết như:
- Bóng hết đường biên ngang
- Đối phương phạm lỗi trong vòng cấm,…
Đối với những tình huống này thì thủ môn sẽ được dùng chân để đá bóng lên. Còn ngoài ra chỉ được phép dùng tay để tung bóng cho đồng đội.
Một số quy định khác áp dụng cho thủ môn thi đấu bóng đá

Xem thêm: Áo đấu Real 2018: Biểu tượng của vinh quang và đẳng cấp
Bên cạnh quy định về phát bóng ở trên thì cũng có một số luật được áp dụng cho thủ môn bắt buộc phải tuân thủ, cụ thể:
Quy định về trang phục của thủ môn
Như đã chia sẻ ở trên thủ môn chính là hàng rào cuối cùng để chặn sự tấn công của đối thủ. Bên cạnh đó đây cũng là vị trí có trang phục khác so với những cầu thủ trong đội. Do là vị trí đặc biệt ở trên sân Chính vì vậy thủ môn cũng có quy định riêng về trang phục và được ưu tiên sử dụng những vật dụng hỗ trợ thể thao.
Cụ thể trên sân đấu thủ môn cần phải đáp ứng trang phục như:
- Thủ môn được phép mặc quần và áo dài tay.
- Trang phục của thủ môn yêu cầu phải khác màu với những trang phục của đồng đội khác và khác màu của trang phục đối phương. Khác màu với trang mục của thủ môn đối phương và khác màu trang phục với trọng tài của trận đấu.
- Thủ môn sẽ được sử dụng những vật dụng hỗ trợ như: Găng tay, giày, bọc ống đồng, bọc khuỷu tay và bao gối.
- Thủ môn không được phép mang những vật ngoài cho phép vào trong đồng thời cũng không được phép đội nón.
Quy định phạt thủ môn

- Đối với trường hợp bóng ở ngoài vòng cấm của đội mình thì thủ môn không được dùng tay chơi bóng. Nếu như vi phạm điều này thì sẽ bị trọng tài rút thẻ vàng hoặc thẻ đỏ tùy trường hợp.
- Sau khi thủ môn bắt bóng sống và thả xuống đất thì không được dùng tay bắt lại lần thứ hai.
- Khi đồng đội cố ý truyền về thì thủ môn không được sử dụng tay để bắt bóng trừ trường hợp hậu vệ truy cản pha bóng của đối phương hoặc bóng nguy hiểm dẫn đến nguy cơ ghi bàn.
Những quyền lợi của thủ môn
- Thủ môn sẽ được quyền dùng tay chơi bóng nếu như bóng trong khu vực vòng cấm của đội mình. Còn đối với trường hợp ngoài khu vực trên thì hoạt động tương tự giống với các cầu thủ khác trong đội.
- Thủ môn có thể thực hiện đá phạt ghi bàn hoặc có thể nắm bất cứ điều gì mà những người khác có thể làm.
- Vị trí thủ môn được cho phép lợi thế trong những tình huống tranh chấp đó là trong khu vực 5m trước khung thành.
Một số luật thủ môn bóng đá khác

- Trong mỗi đội bóng chỉ được phép sử dụng duy nhất một thủ môn trong cùng thời điểm. Bất cứ cầu thủ thứ hai nào sử dụng tay để chơi bóng đều sẽ bị phạt đặc biệt việc chạm tay trong vòng cấm sẽ bị thổi phạt đền.
- Thủ môn có thể đứng ở bất cứ vị trí nào trên đường Biên ngang trước cầu môn của mình tuy nhiên không được phép di chuyển trước khi đội đối phương chạm vào bóng.
Nếu như bạn đam mê chơi bóng và đang giữ cho mình vị trí thủ môn thì cần nắm được những điều luật đối với vị trí này. Hi vọng những giải đáp về việc khi nào thủ môn được đá bóng lên trên đây đã mang đến những thông tin thể thao hữu ích cho bạn.
Không có bình luận nào!